Điều này tạo sự đa dạng giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp yêu cầu, tuy nhiên nó cũng gây khó khăn bởi có quá nhiều loại sản phẩm dẫn đến việc những ai không xác định rõ được yêu cầu của bản thân thì rất khó mua được thiết bị phù hợp.
Đầu tiên cần biết trọng tải của vật thể cần nâng, khi nắm được trọng tải của vật, bạn nên làm tròn đến gần 250 kg, 500kg hoặc 1 tấn. Tuỳ thuộc vào từng nhà cung cấp, các gia số 250 kg và 500kg thường không được cung cấp cho những loại tải trọng từ 3 tấn trở lên, ví dụ như nếu cần nâng vật có tải trọng hơn 3 tấn, bạn sẽ phải chọn loại pa lăng điện có sức tải 4 tấn để đảm bảo sự an toàn.
Tiếp theo, bạn cần xác định chiều cao nâng của vật thể. Để có thể xác định độ cao nâng, cần nắm được vị trí treo vật thể của pa lăng điện và vị trí ban đầu của vật thể cần nâng đối với pa lăng điện. Xác định độ cao nâng chính xác là việc xác định điểm dừng của vật thể được nâng tính từ vị trí ban đầu của vật thể.
Ví dụ: vật nâng nằm trên mặt sàn, và khoảng cách từ mặt sàn đến điểm dừng cần nâng của vật thể là 5 mét, bạn cần xích nâng dài ít nhất là 5 mét. Để chắc chắn hơn, nên dùng loại xích dài hơn để đảm bảo an toàn khi nâng; vì xích được bán theo mét, và khi đã mua xích với chiều dài cố định rồi thì bạn không thể tự ý gắn thêm chiều dài của xích. Ví dụ, nếu bạn cần xích nâng dài 6 mét, bạn sẽ phải mua riêng loại dây xích 6 mét mới, đồng nghĩa với chi phí bạn phải bỏ ra nhiều hơn so với việc bạn đặt hàng loại pa lăng có xích dài 6 mét ngay từ ban đầu.
(Palang xích thông thường sẵn có loại 1,5m, 3m, 5m. Nếu người mua hàng có nhu cầu dây xích nâng dài hơn thì sẽ phải mua riêng dây xích mới. Tuy nhiên, tại Cự Lực cung cấp các loại Palang xích với chiều dài xích theo yêu cầu sử dụng của khách, giúp tiết kiệm chi phí và tối ưu nhu cầu sử dụng của khách hàng).
Thứ 3, cần xác định tốc độ mà bạn muốn nâng vật thể. Tốc độ nâng thông thường là 60cm/ phút.
Tốc độ nâng vật thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng yếu tố an toàn vẫn phải đặt lên hàng đầu. Một số yếu tố mà khách hàng phải biết để nâng vật thể được an toàn như: xác định vật nâng là vật gì? Vật nâng có dễ vỡ hay không? Vật có bị vỡ nếu bị nâng lên quá nhanh (ví dụ như 1 tấm kính lớn)? Môi trường xung quanh như thế nào? Môi trường xung quanh có thích hợp để vận hành pa lăng an toàn ở tốc độ mong muốn hay không?
Thứ 4, bạn cần xác định nguồn điện của pa lăng, sử dụng nguồn điện 1 pha (điện dân dụng, 220V) hay nguồn điện 3 pha (điện công nghiệp 380V). Nếu bạn không chắc chắn về nguồn điện sử dụng, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp điện để biết thông tin chính xác, vì chọn sai điện áp khi sử dụng gây nên hiện tượng bị cháy máy, không sử dụng được.
5. Chiều dài của cáp điều khiển móc treo
Chiều dài của cáp điều khiển móc treo còn được biết đến như “nút nhấn thả” trong ngành công nghiệp nâng hạ. Đó là khoảng cách từ tay cầm điều khiển tới pa lăng treo trên không. Dây cáp điều khiển chuẩn thường ngắn hơn dây xích tải nâng hạ 120cm. Như ví dụ ở Phần 1, nếu bạn có dây nâng dài 5m, thì dây cáp điều khiển tiêu chuẩn sẽ cách Palang xích 3,8m, hoặc cách mặt sàn 1,2m.
Trong một số trường hợp, dây cáp và công tắc điều khiển phải có chiều dài khác biệt. Ví dụ, trong những trường hợp dùng Palang xích để nâng vật thể từ hầm/ hố ở dưới mặt sàn. Trong tình huống này, người sử dụng cần dây nâng dài 9 mét, nhưng khoảng cách từ mặt sàn đến Palang vẫn chỉ là 5 mét.
Nếu vẫn áp dụng nguyên tắc tiêu chuẩn trên, thì cáp điều khiển và công tắc sẽ cách Palang 7,8 mét, nghĩa là người điều khiển cáp đang đứng cách Palang xích 5 mét sẽ phải cần thêm 2,8 mét dây cáp thả xuống mặt sàn, điều này có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng. Trong trường hợp này, nút nhấn thả sẽ không theo tiêu chuẩn, và người vận hành máy dùng nút thả là 3,8 mét so với pa lăng và 1,2 mét so với mặt sàn.
Quý khách nên chú ý cách treo Palang. Có 2 lựa chọn phổ biến để treo Palang đó là treo trực tiếp cố định và treo lên con chạy di chuyển.
Với cách treo trực tiếp cố định, Pa lăng sẽ được gắn thêm 1 móc ở phía trên đỉnh của pa lăng. Móc này được móc cố định vào lỗ ở trên con chạy hoặc móc trên thiết bị cuộn của dầm.
Trên thị trường hiện nay có sẵn 2 loại móc treo là móc cố định và móc xoay. Móc cố định, giống như tên gọi, là loại móc không thể xoay được, do đó, pa lăng không thể quay 360o trên con chạy như loại móc xoay. Móc xoay cho phép Pa lăng có thể quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ khi chúng vận hành.
Treo trên con chạy di chuyển thường có sẵn ở hầu hết các loại Pa lăng, và rất hữu dụng cho trường hợp hoạt động và lắp đặt ở nơi bị giới hạn độ cao. Pa lăng với kiểu treo trên con chạy di chuyển sẽ không có móc treo như kiểu móc trực tiếp cố định, và Pa lăng được gắn với con chạy bằng bộ bu-lông hoặc chốt cài.