Đừng để những sai lầm trong quá khứ cản bước thành công của bạn

Thứ sáu - 30/10/2020 21:25

Đừng để những sai lầm trong quá khứ cản bước thành công của bạn

Trên đời không việc gì khó, chỉ cần bạn chịu buông bỏ. Không chịu nhìn về tương lai và đắm chìm trong quá khứ sẽ khiến chúng ta đánh mất nhiều cơ hội ít rủi ro.
1. Nếu không hiểu “chi phí chìm” là gì, thì càng cố chấp, bạn càng mệt mỏi

Giả sử bạn đang đi ăn buffet với một người bạn của mình. Thức ăn ở quán này rất tươi và ngon, cả hai bạn được ăn một bữa no nê. Khi hai bạn chuẩn bị rời đi, bỗng một suất gan ngỗng nấm cục đen với số lượng có hạn được bưng đến bàn. Bạn sẽ làm gì?

Hầu hết chúng ta đều cam tâm làm những chuyện “dư thừa”, dù đã rất no rồi, nhưng vẫn ráng nhồi nhét ăn thêm một phần gan ngỗng. Dù ăn xong bạn sẽ rất khó chịu, thậm chí điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch giải trí tiếp thu của bạn như: đi mua sắm, xem phim… Thế nhưng bạn vẫn tuân thủ nguyên tắc “Bảo vệ môi trường, không lãng phí thức ăn”, và khiến cho dạ dày trở nên quá tải.

Chính vì món ăn đó rất đắt tiền, lại còn là số lượng có hạn, bạn nghĩ mình đã bỏ tiền để ăn buffet rồi, nhất định không thể để bị lỗ. Trường hợp như vậy rất thường xảy ra trong cuộc sống. Chúng ta có thể sử dụng một từ vựng kinh tế học: Chi phí chìm (Sunk cost) để giải thích.

Chi phí chìm là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai. Chi phí này bao gồm tiền bạc, thời gian, tình cảm… và không giới hạn. Có phải bạn cảm thấy lạ lẫm khi nghe khái niệm này đúng không? Nhưng trên thực tế, chúng ta đã bắt gặp chi phí chìm rất nhiều lần rồi. Vì cái giá đã bỏ ra và những sai lầm trong quá khứ, bạn luôn so đo với bản thân ở hiện tại và đưa ra những quyết định một cách không lý trí.

Một người bạn trai đã ở bên bạn 4 năm, dù không còn thích anh ta nữa, nhưng bạn vẫn muốn làm lành với anh ta. Bạn đã chờ xe bus nửa tiếng rồi, chờ đến nỗi sắp bị say nắng, nhưng vì muốn tiết kiệm tiền taxi, bạn vẫn ráng chờ thêm chút nữa.

Bạn đến một khu du lịch nhưng phát hiện ở đây chẳng có gì hay ho cả, nhưng với suy nghĩ “Dù gì cũng đã đến rồi”, bạn vẫn tiếp tục tham quan. Tại sao chúng ta thừa biết là mình đang phải chịu đựng, nhưng vẫn cố chấp không buông? Tại sao lại để những chuyện đã qua liên tục làm tổn thương bản thân?

2. Chi phí chìm đang thử thách nỗi sợ hãi và lòng tự trọng trong lòng chúng ta.

Chúng ta ai cũng sợ hãi trước những sai lầm, thiếu sót do mình gây ra. Bởi vì khi đối mặt với sự nghi ngờ hoặc mất mát, các hạch trong não của chúng ta cho rằng đó là một cuộc tấn công và tự vệ theo bản năng.

Điều này tạo cho chúng ta thói quen: ép những phản hồi bên ngoài (đặc biệt là phản hồi tiêu cực) ràng buộc với giá trị bản thân. Phủ nhận sự lựa chọn trong quá khứ, đồng nghĩa với việc phủ định bản thân bạn trong quá khứ. Thế nên, để xoa dịu nỗi đau này, chúng ta thường tiếp tục bảo vệ quyết định sai lầm trong quá khứ. Đây chính là bản năng nguyên thủy nhất.

Nỗi sợ bản năng này dẫn đến “Nỗi sợ mất mát thứ gì đó”: Chúng ta nhạy cảm với sự mất mát hơn là hạnh phúc với những gì chúng ta đạt được. Bạn chuyển đến một công ty mới và lương của bạn tăng trực tiếp từ 6 triệu lên 12 triệu đồng. Bạn cảm thấy rất vui, cho đến khi tình cờ nghe được một đồng nghiệp mới cùng bộ phận được sếp tăng lương lên 15 triệu đồng.

Lúc đó tiêu chuẩn của bạn đã thay đổi từ 6 triệu thành 15 triệu đồng. Vì vậy, thay vì hạnh phúc vì được tăng lương 6 triệu, bạn lại buồn vì đã mất 3 triệu mỗi tháng. Những người cá độ thường do dự giữa nhiều con ngựa trước khi đặt cược, nhưng một khi đã đặt cược vào một con ngựa nào đó, con ngựa đó sẽ có cơ hội chiến thắng lớn hơn trong lòng họ. Bởi vì họ hy vọng rằng sự lựa chọn của họ là chính xác. Loại mong muốn này khiến chúng ta đánh cao quá cao về tương lai của những thứ mà ta đã chọn. Vả lại vì chúng ta đã đặt cược tiền bạc vào thứ đó, nên ta không muốn từ bỏ.

Trong cả hai trường hợp trên, bản năng tự vệ của chúng ta đã chiếm ưu thế và ảnh hưởng đến sự đúng đắn trong quyết định mà ta đưa ra. Để chứng minh rằng mình đúng, chúng ta thà dành hết tâm sức ở hiện tại để lấp đầy những lỗ hổng trong quá khứ; để hợp lý hóa những lựa chọn trong quá khứ. Kết quả là, khả năng suy nghĩ hợp lý của chúng ta đã hoàn toàn mất đi.

3. Đừng để quá khứ ràng buộc, chỉ có chấp nhận sai lầm mới có thể tránh được những tổn thất lớn hơn

Hiện chúng ta đã biết được mánh khóe của chúng. Nhưng thời Internet chưa phát triển, nhiều người đã bị chúng lừa. Bọn lừa đảo đã lợi dụng tâm lý “không làm mà muốn có ăn” của nhiều người, chúng lừa ta đưa chúng một số tiền nhỏ, bù lại sau này ta sẽ thu lại một khoảng lớn.

Sau đó chúng lợi dụng khoản chi phí chìm này dụ dỗ chúng ta đưa thêm tiền để đạt mục đích lừa đảo. Bất cứ nơi nào có điểm yếu của con người, bọn lừa đảo đều có cơ hội ra tay. Phổ biến nhất chính là trả tiền đặt cọc. Khi mua xe, mua bảo hiểm… người bán thường yêu cầu chúng ta giao trước một số tiền nhỏ, nhằm “khóa chân” chúng ta lại để hoành thành giao dịch cuối cùng.

Mua hàng online, mua mang về cũng tương tự. Nhiều người mua hàng trên các sàn thương mại điện tử, rõ ràng bạn chỉ muốn mua một món đố trị giá hơn 30 nghìn đồng. Nhưng đến cuối cùng, chỉ vì mã giảm giá 30 nghìn đồng cho hóa đơn từ 200 nghìn đồng, bạn đã cố mua cho đủ số tiền để được hưởng khuyến mãi. Cuối cùng, bạn mua về hàng tá đồ không cần thiết và quẳng chúng vào một góc.

Từ bỏ đúng lúc, cũng là một kiểu khôn ngoan. Nó có thể giúp chúng ta tránh được những tổn thất lớn và làm rõ những gì chúng ta thực sự muốn. Bất kể một món đồ có đắt giá và quý hiếm đến cỡ nào, những người có thể đánh giá món đồ đó dựa theo nhu cầu bản thân mới là kẻ mạnh.

4. Muốn làm chủ tương lai hãy cân nhắc đến “chi phí cơ hội”

Nếu chi phí chìm xác định cách mọi người nhìn nhận về quá khứ, thì chi phí cơ hội quyết định cách mọi người đối mặt với tương lai. Chi phí cơ hội là gì?

Nói một cách đơn giản: Bạn có hai giờ mỗi cuối tuần để chơi game hoặc xem phim, niềm vui khi chơi game và thư giãn khi xem phim là chi phí cơ hội của nhau. So với chi phí chìm, chi phí cơ hội là chi phí quyết định hạnh phúc trong tương lai của chúng ta. Nhưng nó cũng là cái bị chúng ta bỏ qua khi so sánh với chi phí chìm.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải tự hỏi mình hai câu hỏi khi đưa ra lựa chọn:

Những gì tôi làm bây giờ có thể có tác động tích cực lâu dài đến tương lai không?

Việc đưa ra quyết định hiện tại của tôi có bị ảnh hưởng bởi những gì tôi đã làm trong quá khứ không?

Suy nghĩ về hai vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc ở hiện tại và trong tương lai của chúng ta. Không ai thích trở thành một người dễ dàng bỏ cuộc trong mắt người khác. Tương tự, mang nặng quá khứ là một điều khó chịu. Vì cố chấp bám víu vào một lựa chọn sai lầm cũng là một thất bại. Nếu biết từ bỏ đúng lúc, chúng ta sẽ đến gần hơn với những ngày tháng tươi đẹp.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây